Ngày 16-4-2024

| Trang chủ | SiteMap | Bản đồ-VN |

  Tin tức - Sự kiện

  Dự báo thời tiết  

  Thời tiết SÂN BAY

  Ảnh mây vệ tinh

  Động đất-Sóng thần

  Biến đổi khí hậu

  Phổ biến kiến thức

  Sản phẩm và dịch vụ

  Tổng hợp e-Weather

  Photo-Video-Media

  Thống kê bài đọc (*)

Earthquake/Tsunami map


See net-traffic

www.thoitiet.net

Phổ biến kiến thức

LUẬT KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (Dự thảo 6, V6.1 - 29/8/2015)

Cập nhật: 19/9/2015, 16:14. So lan doc: 31558

LUẬT

KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội ban hành Luật khí tượng thủy văn.

 

CHƯƠNG I                 

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.                Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động khí tượng thủy văn gồm: quan trắc dự báo, cảnh báo thông tin, dữ liệu giám sát biến đổi khí hậu phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn tác động vào thời tiết quản lý nhà nước và quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khí tượng thủy văn.

Điều 2.                Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức quốc tế tham gia các hoạt động khí tượng thủy văn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3.                Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.            Khí tượng là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển.

2.            Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước trong sông, hồ.

3.            Hải văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước biển.

4.            Khí tượng thuỷ văn là cụm từ chỉ chung khí tượng, thuỷ văn và hải văn.

5.            Quan trắc khí tượng thủy văn là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của khí quyển, nước sông, hồ và nước biển.

6.            Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng.

7.            Dự báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về trạng thái, quá trình diễn biến và hiện tượng khí tượng thủy văn trong tương lai ở một vùng, vị trí cụ thể.

8.            Cảnh báo khí tượng thuỷ văn là đưa ra các thông tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra các hiện tượng khí tượng thuỷ văn nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây tổn thất về người, tài sản và môi trường.

9.            Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn là sản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo, thể hiện thông tin, dữ liệu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn dưới dạng văn bản, bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ, biểu tượng, hình ảnh, âm thanh.

10.  Thiên tai khí tượng thủy văn là các hiện tượng khí tượng thủy văn bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

11.  Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một vùng nhất định, đặc trưng bởi các đại lượng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tượng tại vùng đó.

12.  Dự báo khí hậu là đưa ra thông tin, dữ liệu về trạng thái và xu thế của khí hậu trong tương lai, mức độ dao động của yếu tố khí hậu theo tháng, mùa, năm, nhiều năm so với giá trị trung bình nhiều năm.

13.  Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.

14.  Giám sát biến đổi khí hậu là quá trình thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, theo dõi diễn biến của khí hậu trong khoảng thời gian dài để xác định các biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường, sinh thái, các hoạt động kinh tế - xã hội.

15.  Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và có tính tin cậy về xu hướng trong tương lai của khí hậu dựa trên mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

16.  Công trình khí tượng thủy văn là cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành để lắp đặt thiết bị quan trắc, thiết bị thông tin khí tượng thủy văn.

17.  Trạm khí tượng thủy văn là nơi được lựa chọn theo các yêu cầu kỹ thuật chuyên môn chặt chẽ và thống nhất để đặt một hoặc nhiều công trình quan trắc khí tượng thủy văn, gồm các loại: trạm khí tượng bề mặt, trạm khí tượng trên cao, trạm ra đa thời tiết, trạm khí tượng nông nghiệp, trạm thủy văn, trạm hải văn, trạm đo mưa, trạm định vị sét và các loại trạm chuyên đề khác.

18.  Trạm giám sát biến đổi khí hậu là trạm được lựa chọn từ các trạm khí tượng thủy văn hoặc được xây dựng riêng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế thực hiện quan trắc khí hậu, thành phần hóa khí quyển, mực nước biển.

19.  Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới đất, mặt nước, dưới nước cần thiết để bảo đảm công trình khí tượng thủy văn hoạt động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, dữ liệu khí tượng thuỷ văn thu được phản ánh khách quan tính tự nhiên của khu vực, bảo đảm độ chính xác theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

20.  Tác động vào thời tiết là tác động nhân tạo, cục bộ lên các quá trình vật lý và hoá học của khí quyển thông qua các giải pháp khoa học công nghệ nhằm ngăn ngừa hay giảm nhẹ thiên tai hoặc tạo ra một dạng thời tiết thuận lợi phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

21.  Chuẩn khí hậu là giá trị trung bình của các yếu tố khí tượng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 30 năm làm căn cứ để đánh giá sự khác biệt khí hậu giữa nơi này với nơi khác, giữa thời kỳ này với thời kỳ khác.

22.  Hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan là hiện tượng khí tượng thủy văn bất thường về mức độ, thời gian xuất hiện, khu vực xảy ra, có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

23.  Nước biển dâng là sự dâng lên của mực nước đại dương trung bình do tác động của biến đổi khí hậu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do bão và các tác động tự nhiên khác.

Điều 4.                Nguyên tắc hoạt động khí tượng thủy văn 

1.            Hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, quốc phòng, an ninh quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2.            Quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn thực hiện tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước.

3.            Quan trắc khí tượng thủy văn phải bảo đảm chính xác, liên tục, thống nhất kết quả quan trắc có thể liên kết trong phạm vi quốc gia và với quốc tế.

4.            Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải bảo đảm đủ độ tin cậy thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ.

5.            Hệ thống thu nhận, truyền phát thông tin khí tượng thủy văn phải được bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục, có tốc độ cao, diện bao phủ rộng.

Điều 5.                Chính sách của nhà nước đối với hoạt động khí tượng thủy văn

1.            Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho việc xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, quốc phòng, an ninh quốc gia.

2.            Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.

3.            Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phù hợp với quy định của pháp luật về viễn thông và sử dụng các mạng viễn thông quốc gia cho hoạt động thu nhận, truyền phát thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai.

4.            Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu khai thác hiệu quả thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong sản xuất, đời sống và phòng, chống thiên tai cho cộng đồng bảo đảm bình đẳng giới chú ý đến các đối tượng đặc thù như người dân ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng đặc thù khác để có hình thức, phương tiện, tài liệu phù hợp với từng đối tượng.

5.            Bảo đảm nhu cầu về đất đai để các công trình khí tượng thủy văn hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành.

6.            Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực làm công tác khí tượng thủy văn có cơ chế thu hút, đãi ngộ người làm công tác khí tượng thủy văn ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.

7.            Phát triển khoa học công nghệ về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao.

8.            Tăng cường hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, thực hiện nghĩa vụ thành viên các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.

Điều 6.                Phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

1.            Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thường xuyên tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, chú trọng cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngư dân ven biển, hải đảo chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.

2.            Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.

3.            Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tham gia bảo vệ công trình khí tượng thủy văn, tiếp nhận, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn và chấp hành các quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.

4.            Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các đoàn viên, hội viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tham gia bảo vệ công trình khí tượng thủy văn và chấp hành các quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.

Điều 7.                Truyền thông về khí tượng thủy văn 

1.            Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các báo in, báo hình, báo điện tử có trách nhiệm:

a) Tổ chức truyền, phát tin về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu theo quy định tại Luật này và pháp luật về báo chí

b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, bản tin giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về khí tượng thủy văn và khai thác hiệu quả các tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thông tin về biến đổi khí hậu.

2.            Đài Phát thanh, Truyền hình các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:

a) Tổ chức truyền, phát tin về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu do hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ban hành phục vụ phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

b) Phối hợp với cơ quan khí tượng thủy văn của nhà nước ở địa phương, các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về khí tượng thủy văn, khai thác hiệu quả các tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thông tin về biến đổi khí hậu.

Điều 8.                Những hành vi bị cấm 

1.            Lợi dụng hoạt động khí tượng thủy văn gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

2.            Lấn, chiếm đất, diện tích mặt nước, dưới nước, khoảng không thuộc phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn.

3.            Vi phạm quy định hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn: xây dựng công trình, nhà cao tầng, trồng cây lâu năm che chắn công trình, đắp đập, đào bới lòng sông hoặc hai bên bờ, lấy nước, xả nước, neo đậu các phương tiện vận tải thuỷ, sử dụng công cụ, phương tiện đánh bắt thuỷ, hải sản, thực hiện các hoạt động làm thay đổi điều kiện tự nhiên của nơi quan trắc.

4.            Làm ảnh hưởng đến công trình, thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn.

5.            Xâm hại công trình, thiết bị quan trắc, thiết bị truyền, nhận thông tin, các thiết bị kỹ thuật khác của công trình khí tượng thủy văn lấy cắp thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn va đập vào công trình đập phá, dịch chuyển các mốc độ cao.

6.            Cố ý cản trở việc quản lý, khai thác công trình khí tượng thủy văn.

7.            Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có giấy phép hoặc trái với giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

8.            Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trái quy định Luật này và pháp luật có liên quan.

9.            Cố ý vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong hoạt động khí tượng thủy văn.

10.  Tác động vào thời tiết khi không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

11.  Cố ý che giấu, không cung cấp hoặc cung cấp sai lệch, không đầy đủ các thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.

12.  Làm trái các quy định về truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

13.  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn của người có thẩm quyền để làm trái quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn.

14.  Lợi dụng các hoạt động hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

 

CHƯƠNG II           

QUẢN LÝ, KHAI THÁC MẠNG LƯỚI TRẠM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

 

Điều 9.                Nội dung quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn

1.            Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn.

2.            Quan trắc khí tượng thủy văn.

3.            Điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn.

4.            Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn.

5.            Quản lý chất lượng thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn.

Điều 10.      Mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn 

1.            Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn gồm: mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.

2.            Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia gồm các trạm khí tượng thủy văn và trạm giám sát biến đổi khí hậu, thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu có hệ thống, liên tục, ổn định, lâu dài do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý và khai thác.

3.            Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn theo mục đích riêng do Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân xây dựng, quản lý và khai thác.

Điều 11.      Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

1.            Nguyên tắc quy hoạch    

a) Bảo đảm việc quan trắc trên mạng lưới phản ánh được diễn biến theo không gian, thời gian của yếu tố quan trắc và đáp ứng mục đích khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn  

b) Bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, có tính kế thừa, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

c) Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải thống nhất, lồng ghép với quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia, đáp ứng yêu cầu chia sẻ dữ liệu giữa các mạng lưới quan trắc bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước.

2.            Căn cứ lập quy hoạch      

a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, chiến lược quốc gia về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan

b) Kết quả thực hiện chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia kỳ trước

c) Tiến bộ khoa học, công nghệ về quan trắc, đo đạc, truyền tin, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.

3.            Kỳ quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.

4.            Nội dung chủ yếu của quy hoạch    

a) Phân tích, đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường, hiện trạng hoạt động khí tượng thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu xác định nhu cầu thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

b) Đánh giá việc thực hiện quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia kỳ trước hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành khí tượng thủy văn

c) Đánh giá biến động theo không gian, thời gian của yếu tố khí tượng thủy văn cần quan trắc

d) Xác định mật độ, số lượng, vị trí, bản đồ quy hoạch, danh sách trạm, nội dung quan trắc của từng loại trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

đ) Xác định nguồn lực, lộ trình, giải pháp thực hiện quy hoạch.

5.            Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch  

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

6.            Điều chỉnh quy hoạch

a) Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được rà soát, điều chỉnh định kỳ 5 năm hoặc khi có yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc khi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thay đổi có tác động lớn tới nội dung quy hoạch.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch theo các nội dung quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.

Điều 12.      Kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng của Bộ, ngành, địa phương

1.            Bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng khi có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo mục đích riêng.

2.            Nguyên tắc xây dựng kế hoạch      

a) Đáp ứng mục đích khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của Bộ, ngành, địa phương

b) Bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, có tính kế thừa, phù hợp với mục tiêu phát triển của Bộ, ngành, địa phương

c) Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng không trùng lắp, chồng chéo với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.

3.            Căn cứ xây dựng kế hoạch  

a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan của Bộ, ngành, địa phương

b) Quy hoạch và kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia đến thời điểm lập kế hoạch

c) Nhu cầu sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn cho mục đích riêng.

4.            Kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng được lập đồng thời với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Bộ, ngành, địa phương và định kỳ hàng năm có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

5.            Nội dung kế hoạch  

a) Xác định nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của Bộ, ngành, địa phương

b) Đánh giá khả năng đáp ứng thực tế về thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia đối với yêu cầu, mục đích riêng

c) Xác định số lượng, vị trí, danh sách trạm thời gian hoạt động, nội dung quan trắc của từng trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng

d) Xác định nguồn lực, giải pháp thực hiện kế hoạch.

6.            Trách nhiệm lập, phê duyệt kế hoạch  

a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 13.      Quan trắc khí tượng thủy văn 

1.            Yêu cầu đối với quan trắc khí tượng thủy văn 

a) Quan trắc phải chính xác, liên tục, thống nhất, đồng bộ theo quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn

b) Kết quả quan trắc phải phản ánh khách quan điều kiện tự nhiên của khu vực, hiện trạng của các hiện tượng khí tượng thủy văn

c) Thông tin, dữ liệu quan trắc phải được kiểm tra, đánh giá chất lượng

d) Trạm khí tượng phát báo quốc tế, trạm khí tượng thủy văn trao đổi thông tin, dữ liệu với các tổ chức quốc tế, hợp tác song phương, đa phương thực hiện các quan trắc khác theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.            Nội dung quan trắc khí tượng thủy văn

a) Nội dung quan trắc khí tượng thủy văn được xác định cụ thể cho từng loại trạm khí tượng thủy văn

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết điểm a khoản 2 Điều này đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

c) Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân quy định nội dung quan trắc đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc quyền quản lý.

3.            Quan trắc khí tượng thủy văn của các chủ công trình

Các công trình khi khai thác chịu tác động hoặc gây tác động đến yếu tố khí tượng thủy văn mà có khả năng ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng, tài sản của cộng đồng thì chủ công trình phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn phù hợp, tổ chức quan trắc phục vụ khai thác công trình và cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định tại khoản 5 Điều này.

4.            Quan trắc khí tượng trên tàu bay, tàu biển

Khuyến khích chủ tàu bay, tàu biển hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn và phát báo kết quả quan trắc cho hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo mã luật của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

5.            Cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn

Thông tin, dữ liệu quan trắc phải được cung cấp về hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.

6.            Chính phủ quy định chi tiết khoản 3, khoản 5 Điều này.

Điều 14.      Thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn 

1.            Thành lập trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia theo quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

b) Trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, phòng, chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trạm chưa có trong quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.

2.            Thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng 

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trong kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc quyền quản lý

b) Tổ chức, cá nhân tự quyết định việc thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng theo nhu cầu riêng

c) Trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng sau khi được thành lập phải thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.            Di chuyển trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

a) Chỉ di chuyển trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong trường hợp thiên tai bất khả kháng mà không khắc phục được lý do quốc phòng, an ninh quốc gia trong phạm vi dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng hành lang kỹ thuật bị vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên dẫn đến không đủ điều kiện kỹ thuật để quan trắc hoặc quan trắc được nhưng số liệu không còn tính đại diện, không phản ánh đúng quy luật tự nhiên và điều kiện khí tượng thủy văn tại trạm

b) Khi di chuyển phải tổ chức quan trắc song song giữa trạm cũ và trạm mới để bảo đảm tính liên tục của chuỗi số liệu và không gián đoạn việc cung cấp thông tin, dữ liệu cho công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, trao đổi quốc tế

c) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc di chuyển trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.

4.            Di chuyển trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng

Việc di chuyển trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập trạm quyết định và thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5.            Giải thể trạm khí tượng thủy văn

a) Giải thể trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong các trường hợp: trạm không còn trong quy hoạch thời gian quan trắc của trạm đã đủ dài, không cần quan trắc thêm không bảo đảm điều kiện kỹ thuật để quan trắc mà không có vị trí thích hợp để di chuyển trạm

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc giải thể trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

c) Giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trong các trường hợp: trạm không còn trong kế hoạch phát triển của Bộ, ngành, địa phương và không đủ điều kiện để chuyển sang mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia mục đích hoạt động của trạm đã hoàn thành

d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân quyết định thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng quyết định việc giải thể trạm khí tượng thủy văn thuộc quyền quản lý và thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 15.      Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn 

1.            Công trình khí tượng thủy văn được bảo đảm hành lang kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành khí tượng thủy văn.  

2.            Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn được quy định chi tiết đối với từng loại công trình khí tượng thủy văn.

3.            Chính phủ quy định chi tiết hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn.

Điều 16.      Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn 

1.            Nội dung bảo vệ công trình khí tượng thủy văn

a) Xây dựng hồ sơ, chỉ giới đất, phạm vi hành lang kỹ thuật công trình và thông báo công khai cho chính quyền và nhân dân địa phương

b) Bảo vệ hành lang kỹ thuật ngăn chặn các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 8 Luật này

c) Thực hiện các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và các trường hợp rủi ro khác gây ra

d) Bảo dưỡng, tu bổ, sửa chữa công trình theo quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn.

2.            Trách nhiệm bảo vệ công trình khí tượng thủy văn

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

b) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.

Điều 17.      Điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn

1.            Yêu cầu đối với điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn

a) Điều tra, khảo sát sử dụng ngân sách nhà nước phải theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kết quả điều tra, khảo sát phải được đánh giá chất lượng

b) Quan trắc, đo đạc trong điều tra, khảo sát phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn.

2.            Nội dung hoạt động điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn

a) Xác định vị trí điểm, trạm, khu vực điều tra, khảo sát trên đất liền hoặc tọa độ lưới điểm, trạm điều tra, khảo sát trên biển

b) Xây dựng các công trình khí tượng thủy văn tạm thời phục vụ mục đích điều tra, khảo sát nếu có

c) Quan trắc, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn, các yếu tố khác có liên quan và địa hình khu vực khảo sát

d) Tính toán phục hồi các đặc trưng, diễn biến của thiên tai khí tượng thủy văn đã xảy ra trên khu vực khảo sát. 

3.            Trách nhiệm thực hiện điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn 

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện điều tra, khảo sát để bổ sung tài liệu cho mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia hoặc điều tra, khảo sát đột xuất trong, sau khi có thiên tai xảy ra

b) Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra, khảo sát phục vụ mục đích riêng của mình.

Điều 18.      Quản lý chất lượng thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn 

1.            Nội dung quản lý chất lượng thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn

a) Ban hành danh mục thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn phải kiểm định, hiệu chuẩn

b) Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn theo quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn.

2.            Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn phải kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.

Điều 19.      Yêu cầu về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn

1.            Thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn phải được kiểm định ban đầu trước khi đưa vào khai thác, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, kiểm định sau sửa chữa.

2.            Đối với thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chưa có điều kiện kiểm định, hiệu chuẩn hoặc không thuộc danh mục thiết bị quan trắc phải kiểm định quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Luật này phải có hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

3.            Việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn phải thực hiện tại các cơ sở kiểm định có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đo lường.

 

CHƯƠNG III     

DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

 

Điều 20.      Nội dung hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn 

1.            Thu thập, xử lý, phân tích, lưu giữ thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu và các thông tin, dữ liệu liên quan trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới.

2.            Xây dựng, ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

3.            Cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

4.            Hướng dẫn khai thác thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

5.            Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Điều 21.      Yêu cầu đối với dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

1.            Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

2.            Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải chịu trách nhiệm về bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn do mình ban hành.

3.            Thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải bảo đảm đủ độ tin cậy, được cập nhật thường xuyên, kịp thời theo diễn biến của hiện tượng khí tượng thủy văn, dễ hiểu, dễ sử dụng, được chuyển tải bằng ngôn ngữ phổ thông (tiếng Việt). 

4.            Khi truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho các cộng đồng dân tộc ít người, cơ quan truyền, phát tin phải chuyển tải sang ngôn ngữ dân tộc phù hợp.

Điều 22.      Loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

1.            Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm:

a) Bản tin dự báo thời tiết, thủy văn, hải văn

b) Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn

c) Bản tin dự báo khí hậu, nguồn nước

d) Bản tin dự báo chuyên đề theo yêu cầu của người sử dụng

đ) Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.            Thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm:

a) Thời hạn cực ngắn

b) Thời hạn ngắn

c) Thời hạn vừa

d) Thời hạn dài

đ) Thời hạn khác.

3.            Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết điều này.

Điều 23.      Nội dung bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

1.            Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm thông tin về hiện trạng, diễn biến trong tương lai của đối tượng dự báo, cảnh báo phù hợp với loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quy định tại Điều 22 Luật này.

2.            Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn gồm thông tin về loại thiên tai, cường độ, cấp độ rủi ro thiên tai, vị trí, tọa độ hiện tại và dự báo diễn biến.

Điều 24.      Hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

1.            Hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.

2.            Trách nhiệm của hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

a) Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam

b) Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên biển theo trách nhiệm thành viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO)

c) Tham gia các hoạt động dự báo, cảnh báo, trao đổi thông tin, sản phẩm dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn với cơ quan, tổ chức dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của các nước, khu vực và thế giới

d) Thu nhận thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong và ngoài nước, tổ chức quốc tế chuyển phát thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của Việt Nam ra quốc tế

đ) Cung cấp, hướng dẫn khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật này

e) Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, truyền tin để truyền tải chính xác, phổ biến kịp thời, đầy đủ thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đến cộng đồng theo quy định của Luật này và pháp luật về báo chí

g) Xây dựng, thường xuyên cập nhật quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình chuyên môn, quy định dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

h) Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

i) Lưu trữ thông tin, dữ liệu, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Điều 25.      Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân

1.            Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khí tượng thủy văn cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

2.            Tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 40 Luật này.

3.            Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân

a) Tổ chức phải có tư cách pháp nhân

b) Cá nhân phải có chuyên môn chuyên ngành phù hợp, kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn có phẩm chất đạo đức, trung thực, khách quan

c) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp.

4.            Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

a) Có các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này

b) Được phép hoạt động, cư trú tại Việt Nam

c) Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp.

5.            Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức, cá nhân thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên phạm vi từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đặt trụ sở chính tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức, cá nhân thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong phạm vi địa phương nơi đặt trụ sở chính.

6.            Chính phủ quy định chi tiết Điều này.   

Điều 26.      Truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thuỷ văn

Việc truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn theo quy định của Luật phòng, chống thiên tai.

Điều 27.      Sử dụng tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn

1.            Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, cơ quan được giao trách nhiệm thực hiện điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên phải sử dụng tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn do hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ban hành.

2.            Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai phải sử dụng tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn mới nhất do hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ban hành.

Điều 28.      Quản lý hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

1.            Nội dung quản lý hoạt động dự báo, cảnh báo

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn, quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

b) Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

c) Nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

d) Cung cấp, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với các nước, tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.

2.            Hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động dự báo, cảnh báo quy định tại khoản 1 Điều này.

 

CHƯƠNG IV   

THÔNG TIN, DỮ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

 

Điều 29.      Nội dung thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn

1.            Tài liệu, số liệu quan trắc, điều tra khảo sát về khí tượng thuỷ văn, môi trường không khí và nước, giám sát biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô-dôn.

2.            Tài liệu, số liệu khí tượng thủy văn thu được từ nước ngoài.

3.            Biểu đồ, bản đồ, ảnh thu từ vệ tinh phim, ảnh về đối tượng nghiên cứu khí tượng thuỷ văn.

4.            Tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thông báo tình hình khí tượng thủy văn.

5.            Hồ sơ kỹ thuật của các trạm, công trình, thiết bị quan trắc khí tượng thuỷ văn.

6.            Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

7.            Văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật về khí tượng thủy văn.

8.            Kết quả nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.

Điều 30.      Lưu trữ thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn

1.            Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được bảo quản và lưu trữ lâu dài theo quy định.

2.            Lưu trữ thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn là lưu trữ chuyên ngành, được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

3.            Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 29 Luật này phải được cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn kiểm tra, phân loại, đánh giá chất lượng trước khi lưu trữ.

4.            Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn thuộc phạm vi bí mật nhà nước được bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

5.            Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tổ chức lưu trữ và bảo quản thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật.

Điều 31.      Cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia

1.            Cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia là tập hợp, thống nhất toàn bộ thông tin, dữ liệu quy định tại Điều 29 Luật này trong phạm vi cả nước được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia, được số hóa để cập nhật, quản lý, khai thác bằng hệ thống công nghệ thông tin.

2.            Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các bộ dữ liệu, chuẩn dữ liệu tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.

Điều 32.      Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn

1.            Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2.            Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn sử dụng trong các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải có nguồn gốc rõ ràng,  do cơ quan khí tượng thủy văn của nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc được Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp từ cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.

3.            Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thẩm định, thẩm tra, đánh giá đối với các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn có trách nhiệm thẩm định, thẩm tra nguồn gốc thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4.            Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải trả phí theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

5.            Cơ quan nhà nước khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thuỷ văn vì các mục đích sau đây không phải trả phí:

a) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng không vì mục đích lợi nhuận

b) Phục vụ phòng, chống thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia

c) Trao đổi thông tin với nước ngoài, tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

d) Mục đích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6.            Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

CHƯƠNG V         

GIÁM SÁT BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 

Điều 33.      Nội dung giám sát biến đổi khí hậu

1.            Xây dựng, quản lý, khai thác trạm giám sát biến đổi khí hậu và cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu.

2.            Thu thập thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn quan trắc tại mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng và các thông tin, dữ liệu có liên quan. 

3.            Xây dựng bộ chuẩn khí hậu quốc gia.

4.            Phân tích, đánh giá, theo dõi những biểu hiện của biến đổi khí hậu.

5.            Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái đến điều kiện sống, các hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội.

6.            Đánh giá khí hậu quốc gia.

7.            Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu.

8.            Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thực hiện khoản 5, khoản 6 Điều này.

Điều 34.      Cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu

1.            Cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu là thành phần thuộc cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.

2.            Nội dung của cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu

a) Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong quá khứ và hiện tại quan trắc được từ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng

b) Thông tin, dữ liệu về tác động của thiên tai khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đến môi trường, điều kiện sống, hoạt động kinh tế - xã hội

c) Thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính và các hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính

d) Thông tin, dữ liệu quan trắc về ô-dôn, bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

đ) Bộ chuẩn khí hậu quốc gia

e) Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia

g) Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ.

3.            Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu.

Điều 35.      Đánh giá khí hậu quốc gia

1.            Nội dung đánh giá khí hậu quốc gia

a) Hiện trạng khí hậu Việt Nam đến năm cuối của chu kỳ đánh giá

b) Dao động khí hậu và biến đổi của khí hậu Việt Nam so với lịch sử, chu kỳ đánh giá trước đó và so sánh với bộ chuẩn khí hậu quốc gia và quốc tế

c) Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội

d) Kết quả của hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu

đ) Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu, việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu

e) Các nội dung khác có liên quan.

2.            Kỳ đánh giá khí hậu quốc gia là 10 năm và có thể được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.

Điều 36.      Kịch bản biến đổi khí hậu   

1.            Nội dung cơ bản của kịch bản biến đổi khí hậu

a) Công bố của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và đánh giá của Việt Nam về biểu hiện của biến đổi khí hậu trong khu vực, trên thế giới

b) Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

c) Kết quả đánh giá các kịch bản biến đổi khí hậu chu kỳ trước

d) Thay đổi về nhiệt độ, mưa, ẩm, nước biển dâng và các yếu tố khí tượng thủy văn khác tại Việt Nam trong tương lai theo các giả định

đ) Các nội dung khác có liên quan.

2.            Kỳ xây dựng, công bố kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam là 5 năm và được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.

Điều 37.      Lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

1.            Nội dung lồng ghép

a) Sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu trong việc đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường khu vực lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

b) Sử dụng kết quả phân tích, đánh giá những biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề liên ngành, liên vùng, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống, các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm xác định các mục tiêu lâu dài của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

c) Sử dụng kết quả phân tích, đánh giá các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong việc xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

2.            Đối tượng lồng ghép

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc danh mục thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu đồng thời với việc lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ môi trường.

3.            Thẩm định việc lồng ghép

Việc thẩm định lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được thực hiện đồng thời trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

CHƯƠNG VI   

HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ, DỊCH VỤ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

 

Điều 38.      Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thuỷ văn

1.            Phục vụ khí tượng thủy văn là dịch vụ công không vì mục đích lợi nhuận, gồm:

a) Cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho các cơ quan, tổ chức nhà nước phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia

b) Cung cấp tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn phục vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

c) Cung cấp tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho các cơ quan truyền thông phục vụ cộng đồng không vì mục đích lợi nhuận

d) Cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

đ) Các hoạt động khí tượng thủy văn khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.            Dịch vụ khí tượng thủy văn là hoạt động có thu trên cơ sở thỏa thuận giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ, gồm:

a) Cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu theo yêu cầu

b) Cung cấp tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn chi tiết theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân

c) Xây dựng, cung cấp các sản phẩm thông tin, truyền thông về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

d) Hướng dẫn sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

đ) Tác động vào thời tiết theo yêu cầu riêng của tổ chức, cá nhân

e) Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ không sử dụng kinh phí nhà nước về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

g) Xây dựng, lắp đặt, hướng dẫn khai thác công trình, thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn

h) Xây dựng, cung cấp hệ thống dự báo, cảnh báo, truyền tin khí tượng thủy văn

i) Kiểm định, hiệu chuẩn, lắp đặt, sửa chữa thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn

k) Hoạt động tư vấn về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

l) Đào tạo nguồn nhân lực khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

m) Các hoạt động khác liên quan đến khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu theo yêu cầu.

Điều 39.      Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn

1.            Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện hoạt động phục vụ khí tượng thủy văn theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật này.

2.            Cơ quan khí tượng thủy văn của nhà nước và các cơ quan khác cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn theo chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

3.            Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

4.            Cơ quan khí tượng thủy văn của nhà nước được tổ chức thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực khí tượng thủy văn khai thác các sản phẩm, dịch vụ khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân trên cơ sở đặt hàng hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật.

Điều 40.      Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn

1.            Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn có quyền sau:

a) Được pháp luật bảo đảm quyền cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn

b) Được khai thác thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia

c) Được ký hợp đồng, liên danh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước để thực hiện cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn

d) Được tham gia đấu thầu thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về khí tượng thủy văn sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước

đ) Tổ chức, cá nhân được tự định giá hàng hóa, dịch vụ khí tượng thủy văn do mình sản xuất, kinh doanh và các chi phí khác theo quy định của pháp luật

e) Có quyền khác theo quy định của pháp luật.

2.            Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn có nghĩa vụ sau:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về chất lượng dịch vụ khí tượng thủy văn do mình cung cấp

b) Chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn và các lĩnh vực liên quan

c) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, thông tin về hợp đồng, giao dịch cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VII                           

TÁC ĐỘNG VÀO THỜI TIẾT

 

Điều 41.      Nguyên tắc tác động vào thời tiết 

1.            Tác động vào thời tiết chỉ được thực hiện trong khu vực cụ thể, có điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng phù hợp, trong thời gian nhất định.

2.            Tác động vào thời tiết không được làm cản trở hoặc gây tác động có hại đối với hoạt động kinh tế - xã hội.

3.            Cơ quan, tổ chức tác động vào thời tiết phải có giải pháp bảo đảm an toàn, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động tác động vào thời tiết.

4.            Tác động vào thời tiết chỉ được thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt phải thông báo công khai cho cộng đồng dân cư trong khu vực biết.

Điều 42.      Các trường hợp được tác động vào thời tiết 

1.            Tác động nhằm mục đích gây mưa hoặc tăng lượng mưa.

2.            Tác động nhằm giảm cường độ mưa hoặc để không xảy ra mưa.

3.            Tác động nhằm mục đích phá hoặc giảm cường độ mưa đá.

4.            Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ sương mù.

Điều 43.      Cơ quan, tổ chức được thực hiện tác động vào thời tiết

1.            Cơ quan khí tượng thủy văn của nhà nước.

2.            Cơ quan, tổ chức khoa học công nghệ, tổ chức kinh tế của Việt Nam có đủ năng lực, trình độ khoa học công nghệ, đội ngũ kỹ thuật viên phù hợp với hoạt động tác động vào thời tiết.

3.            Cơ quan, tổ chức nước ngoài liên danh, liên kết với cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 44.      Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết và giám sát thực hiện

1.            Cơ quan, tổ chức tác động vào thời tiết xây dựng kế hoạch gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2.            Kế hoạch tác động vào thời tiết phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Mục đích tác động vào thời tiết thuộc các trường hợp quy định tại Điều 42 Luật này

b) Khu vực tác động vào thời tiết

c) Thời gian tiến hành tác động vào thời tiết

d) Giải pháp tiến hành tác động vào thời tiết

đ) Phương án đảm bảo an toàn, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động tác động vào thời tiết

e) Các nội dung khác có liên quan.

3.            Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết.

4.              Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 42 Luật này.

5.            Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 42 Luật này.

6.            Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan giám sát việc thực hiện tác động vào thời tiết.

7.            Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thực hiện Điều này.

 

CHƯƠNG VIII                     

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

 

Điều 45.      Nguyên tắc hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn

1.            Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm lợi ích quốc gia.

2.            Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3.            Tăng cường hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.

Điều 46.      Nội dung hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn

1.            Cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn cho cơ quan, tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.            Trao đổi dữ liệu quan trắc và các thông tin phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn với nước ngoài.

3.            Tham gia các hoạt động quan trắc, dự báo, điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu trong các chương trình, dự án đa phương, song phương, khu vực và toàn cầu.

4.            Hợp tác, trao đổi chuyên gia đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng cán bộ tại các nước, tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.

5.            Tổ chức, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế khác về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.

Điều 47.      Cơ quan đầu mối hợp tác quốc tế khí tượng thủy văn

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.

Điều 48.      Trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với quốc tế

1.            Trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với quốc tế được thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.            Trường hợp trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.            Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

 

CHƯƠNG IX   

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

 

Điều 49.      Nội dung quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn

1.            Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.

2.            Quản lý các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn tác động vào thời tiết, giám sát biến đổi khí hậu.

3.            Tổ chức phổ biến pháp luật, thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.

4.            Hướng dẫn việc sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

5.            Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

6.            Hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.

7.            Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về khí tượng thủy văn thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn.

Điều 50.      Trách nhiệm quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn 

1.            Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trong phạm vi cả nước.

2.            Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án quốc gia về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu

b) Chủ trì xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về hoạt động khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu

c) Quản lý, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia hoạt động điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn hướng dẫn khai thác và bảo vệ công trình, hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn

d) Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo truyền phát tin dự báo, cảnh báo lưu trữ, khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu

đ) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về hoạt động khí tượng thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu

e) Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn

g) Tổ chức phổ biến pháp luật, thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

h) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu

i) Quản lý, hướng dẫn việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội

k) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đánh giá khí hậu quốc gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện kịch bản biến đổi khí hậu

l) Quản lý, hướng dẫn, thẩm định, giám sát hoạt động tác động vào thời tiết

m) Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quản lý chất lượng thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn

n) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

o) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu theo thẩm quyền.

Điều 51.      Trách nhiệm quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

1.            Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Luật này và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai Luật khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý hàng năm báo cáo Chính phủ về các hoạt động khí tượng thủy văn thuộc lĩnh vực Bộ, ngành quản lý.

2.            Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn khai thác, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, kịch bản biến đổi khí hậu trong phòng, chống thiên tai, xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, quản lý, khai thác công trình phòng, chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn giữa mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ quốc phòng với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phối hợp quản lý, giám sát các hoạt động tác động vào thời tiết

c) Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn giữa mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ an ninh quốc gia với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phối hợp quản lý, giám sát các hoạt động tác động vào thời tiết

d) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch, ưu tiên phân bổ tần số phục vụ công tác khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu theo quy định của Luật này và pháp luật về tần số vô tuyến điện xây dựng các chiến lược phát triển đồng bộ hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và quy hoạch tài nguyên viễn thông phù hợp phục vụ hoạt động khí tượng thủy văn chỉ đạo đăng tải thông tin, dữ liệu về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật này và pháp luật về báo chí

đ) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải khai thác, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, kịch bản biến đổi khí hậu ban hành quy định về sử dụng, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng trong nước và quốc tế phục vụ hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng đáp ứng yêu cầu quản lý dịch vụ đảm bảo hoạt động bay hàng không dân dụng ban hành quy chuẩn kỹ thuật về cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không theo quy định của Luật này và pháp luật về hàng không dân dụng  

e) Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công thương khai thác, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, kịch bản biến đổi khí hậu trong xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy điện và các công trình khác thuộc phạm vi quản lý

g) Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, kịch bản biến đổi khí hậu trong quy hoạch, xây dựng đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung ban hành quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng phù hợp với điều kiện khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

h) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu phối hợp quản lý, giám sát các hoạt động tác động vào thời tiết

i) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, đào tạo trong việc xây dựng, triển khai các chương trình, tài liệu giáo dục, đào tạo về vai trò, hoạt động khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

k) Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành khác chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, kịch bản biến đổi khí hậu, kết quả giám sát biến đổi khí hậu trong xây dựng, thực hiện chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Điều 52.      Trách nhiệm quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn của Uỷ ban nhân dân và cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp

1.            Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

b) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phương án phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật để bảo đảm thực hiện các hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ nhu cầu riêng cho phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai của địa phương

c) Tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân  

d) Quản lý các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo, thông tin, dữ liệu, cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn tại địa phương

đ) Theo dõi, đánh giá việc khai thác các tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn

e) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động thẩm định, thẩm tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý

g) Tổ chức đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khu vực thuộc phạm vi quản lý

h) Giải quyết các vi phạm hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn trên địa bàn

i) Tổ chức truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý

k) Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý

l) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu thực hiện các biện pháp phát triển hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn trên địa bàn

m) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền

n) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền

o) Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên địa bàn.

2.            Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Theo dõi việc chấp hành pháp luật về khí tượng thủy văn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn

b) Theo dõi, đánh giá, sử dụng các tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn

c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khí tượng thủy văn tham gia giải quyết, xử lý vi phạm về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền

d) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khí tượng thủy văn, thiệt hại do thiên tai khí tượng thủy văn trên địa bàn

đ) Tham gia giải quyết tranh chấp về khai thác, bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn trên địa bàn

e) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3.            Ủy ban nhân dân cấp xã 

a) Tham gia bảo vệ công trình khí tượng thủy văn trên địa bàn

b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khí tượng thủy văn tham gia giải quyết, xử lý vi phạm về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền  

c) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khí tượng thủy văn, thiệt hại do thiên tai khí tượng thủy văn trên địa bàn

d) Tham gia giải quyết tranh chấp về khai thác, bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn trên địa bàn    

đ) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 

CHƯƠNG X         

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 53.      Điều khoản chuyển tiếp 

1.            Chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn không rõ nguồn gốc mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thực hiện trước ngày Luật này có hiệu lực thì không phải phê duyệt lại các hoạt động liên quan tiếp theo chưa được thực hiện thì thực hiện theo quy định tại Luật này.

2.            Hồ sơ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận để giải quyết theo thủ tục hành chính về khí tượng thủy văn trước ngày Luật này có hiệu lực thì được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.

3.            Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về hiện trạng các trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thuộc quyền quản lý.

Điều 54.      Hiệu lực thi hành

1.            Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

2.            Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn năm 1994 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 55.      Quy định chi tiết

Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật./.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày … tháng . .. năm 2015.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

 

Nguyễn Sinh Hùng

Bình luận (FB account):

  Back to Prev Quay lại
* Mục lục tin:
id_10357 (#<i>31559</i>) LUẬT KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (Dự thảo 6, V6.1 - 29/8/2015) (19/9/2015)
id_9728 (#<i>19153</i>) LUẬT KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (Dự thảo 5, V5.1) (23/3/2015)
id_9486 (#<i>16266</i>) QUYẾT ĐỊNH Số: 44/2014/QĐ-TTg Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai (6/1/2015)
id_9176 (#<i>27721</i>) "Sự khác biệt giữa một cơn bão (hurricane) và một cơn bão (typhoon) là gì?" (9/10/2014)
id_9662 (#<i>13901</i>) LUẬT KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (Dự thảo 2.0) (30/9/2014)
id_8917 (#<i>18003</i>) Dự báo lũ lụt sớm nhờ dữ liệu từ vũ trụ (26/7/2014)
id_8258 (#<i>24117</i>) Doanh nghiệp sẽ phải đóng góp phòng chống thiên tai (18/12/2013)
id_8237 (#<i>16735</i>) LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI (9/12/2013)
id_7836 (#<i>23521</i>) Mùa bão Thái Bình Dương năm 2013 (6/8/2013)
id_7406 (#<i>28835</i>) Sử dụng quan trắc khí hậu tự động trong nông nghiệp (13/3/2013)  Back to Page 1  Next to Page 3

Mục tin khác:

ThoitietVietnam.VN
[Tin tức-Sự kiện] [Dự báo thời tiết] [Happy Weekend]
[Thời tiết sân bay] [Biến đổi khí hậu] [Động đất-Sóng thần] [Phổ biến kiến thức]
[Sản phẩm và dịch vụ] [Giải pháp e-Weather] [Ảnh-Video-Multimedia] [Bản đồ Web]
[Bản đồ biển Đông] [GRIB/BUFR-Demo] [Aurie-18E Demo] [Dự báo MM5] [RAMS-VNU Demo]
free counters
Tin nổi bật
  • BẢN TIN THỜI TIẾT HÀNG NGÀY QUA Facebook Thoitiet (time-line)

    (62016)
  • BẢN TIN THỜI TIẾT KTTV HÀNG NGÀY Facebook Thoitiet (time-line)

    (103629)
  • BẢN TIN THỜI TIẾT HÀNG KHÔNG Facebook Thoitiet (time-line)

    (25247)
  • NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT THÁNG 7 NĂM 2017 (12103)
  • Bản đồ NOAA, Nhiệt độ khu vực Châu Á-Vietnam tháng 5/2017 & MUSIC (30023)
  • Đăng ký thành viên ThờiTiết.NET (Online REG) (32109)
  • BẢN TIN CẬP NHẬT VỀ HIỆN TƯỢNG ENSO VÀ TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (12895)
  • PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP TRONG ỨNG PHÓ THIÊN TAI (15399)
  • VIdeo Clip: Vanessa Mae-The Red Hot Tour, Live at the Royal Albert Hall (22220)
  • KỸ NĂNG DỰ BÁO THỜI TIẾT – HOW TO FORECAST THE WEATHER? (16360)
  • LUẬT KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (19323)
  • Album Gặp gỡ ICT Mậu Tuất 2018 (41745)
  • VIdeo Clip: Mozart Sonata in C Major and others (28545)
  • Ảnh các icons cho Cut and Paste Decors (Version 2) (19396)
  • Message from M. Jarraud, “World Meteorological Day 2015 – Climate knowledge for climate action” (19159)
  • Một số video về cơn bão Kalmaegi (20770)
  • Nhiệt độ bề mặt biển trên toàn thế giới trong 5 năm qua! (18897)
  • Typhoon Clips for Review and Evaluation (19590)
  • Video clip ve Tsunami (NOAA) (25911)
  • EL NIÑO/LA NIÑA (17016)
  • Super Typhoon Haiyan - CNN (22066)
  • Hải Yến là một trong 4 siêu bão khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại (30993)
  • Music (and Weather) Collection by Nguyen Viet Trung (Dec 2012) (23684)
  • El Niño / La Niña (16725)
  • Ô nhiễm môi trường và video khiến cả thế giới im lặng (31852)
  • Hệ thống giám sát mực nước tự động Scada-H/Scada-X sử dụng công nghệ GSM/openGIS (48840)
  • Google Earth/Sky/Mars 3D Visualization (37335)
  • Tuyển tập Cơ sở dữ liệu Bão trên bản đồ Google Map (61151)
  • GIỚI THIỆU HỆ THỐNG HYDROSYS-VN (32222)
  • Dự báo 3 ngày bằng mô hình RAMS (DEMO) (36404)
  • Bản tin thời tiết hiện tại tại sân bay (METAR bulletin) (54571)
  • Triển khai thành công hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng Hàng không Gia Lâm (KTHK-net 3.0) (58939)
  • Bản tin triều-ngập lụt

    Thời tiết thường thức
    id_12254 (#<i>15399</i>) PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP TRONG ỨNG PHÓ THIÊN TAI (20/3/2017)
    id_12237 (#<i>16360</i>) KỸ NĂNG DỰ BÁO THỜI TIẾT – HOW TO FORECAST THE WEATHER? (14/3/2017)
    id_11382 (#<i>15510</i>) Nghị định 38/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khí tượng Thủy văn (10/6/2016)
    id_11094 (#<i>19323</i>) LUẬT KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (25/3/2016)  Back to Page 1  Next to Page 3

    Music ON - Stop
    Theo Bạn, kênh thời tiết nào hữu ích trên Internet?
    Thời tiết qua Email
    Tin nhắn (SMS)
    Qua website
    Không cần thiết
    [ Xem KQ ]
    Quảng bá Logos
    UOW Alumni Chapter of Vietnam Du bao theo RAMS-VNU RAMS-model Technoaid Vietnam CIFPEN









    Tin thời tiết
    Tin bão

    Trở về đầu trang Tro ve dau trang 

    Số trực tuyến: 10925
    Hôm nay: 10925-Hôm qua: 0
    Tháng 4: 10925
    Tổng số truy nhập
    31,287,496
    No# of News: 9,244
    No# of readings: 62,038,105
    Max Reading News: ,208,787
     

    ThoitietVietnam.VN
    Copyright 2004-2013 All Rights Reserved - Tổng hợp từ Internet
    Phát triển bởi InteCom - Technoaid Vietnam - Powered by MVC-Web CMS 1.2
    Trụ sở: Số 72 Ngõ 95/8, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội - Tel: 04-35641864 - Fax: 04-35641865
    thoitietnet@gmail.com - info@thoitiet.net - intecom@minhviet.com.vn - minhvietsoft@yahoo.com