Ngày 24-4-2024

| Trang chủ | SiteMap | Bản đồ-VN |

  Tin tức - Sự kiện

  Dự báo thời tiết  

  Thời tiết SÂN BAY

  Ảnh mây vệ tinh

  Động đất-Sóng thần

  Biến đổi khí hậu

  Phổ biến kiến thức

  Sản phẩm và dịch vụ

  Tổng hợp e-Weather

  Photo-Video-Media

  Thống kê bài đọc (*)

Earthquake/Tsunami map


See net-traffic

www.thoitiet.net
Biến đổi khí hậu

Thời tiết khắc nghiệt, thì tương lai khó lường

Cập nhật: 8/9/2015, 13:43.  So lan doc: 9302

Thiên tai và thời tiết cực đoan, bất thường từng hủy hoại thành tựu lao động của cộng đồng, đặt dấu chấm hết cho mọi lo toan sinh kế của nhiều số phận, thậm chí không ngần ngại tước đoạt mạng sống của hàng trăm ngàn người, ngay trên dải đất hình chữ S này. Liệu có bức tranh nào phác họa viễn cảnh khí hậu để chúng ta có được một hình dung, dù chỉ là sơ bộ, về tương lai hay không?

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường (TNMT) Nguyễn Minh Quang, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Ước tính mỗi năm Việt Nam phải chịu đựng trung bình từ 6 - 7 cơn bão từ năm 1990 - 2010 đã xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông. Hạn hán nghiêm trọng, xâm nhập mặn, sạt lở đất gây nhiều trở ngại cho sự phát triển. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các thiên tai mang tính cực đoan xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại nhiều hơn về người và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước.

 

Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa

Còn nhớ dạo trung tuần tháng 5.2012, nhà báo Vanya Walker - Leigh của Hãng tin Inter Press Service (IPS) đăng tải một bài viết trên mạng Asia Times với nhan đề “Khí hậu làm chiến lược quốc gia của Việt Nam bốc cháy”. Theo đó, Việt Nam - đất nước được ca ngợi như một câu chuyện về sự phát triển thành công đưa hàng triệu người thoát khỏi tình trạng đói nghèo và có cuộc sống đáp ứng tất cả các “Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ” vào năm 2015, đang nhận thấy tương lai bị đe dọa nghiêm trọng bởi tác động của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

Đo đạc thủy văn trên sông Đà.

Những ngày vừa qua, theo lời khuyên của chuyên gia dự báo thời tiết hàng đầu hiện nay - TS Bùi Minh Tăng - tôi có dịp đọc “Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu” do Viện khoa học Khí tượng - Thủy văn và Biến đổi khí hậu hợp tác với UNDP xuất bản (gọi tắt là Báo cáo SREX Viet Nam, dày gần 500 trang). 

Một tài liệu đậm đặc tính chuyên ngành và gây ra cảm giác nặng nề cho người tiếp cận, bởi những con số thống kê được nêu lên. Chẳng hạn, qua SREX Viet Nam, lần đầu tiên tôi được biết rằng, chỉ một trận nước dâng tang thương do bão gây ra năm 1881 tại Hải Phòng đã giết chết khoảng 300.000 người vô tội.

SREX Viet Nam nhận định, bão và lũ luôn gây nên những hậu quả nghiêm trọng hàng đầu. Ví dụ như bão Linda năm 1997 đổ bộ vào Nam Bộ gây thiệt hại rất lớn, làm gần 3.000 người chết và mất tích, phá hủy hơn 100.000 ngôi nhà, hơn 300.000 ha lúa bị hư hại, thiệt hại hơn 7.200 tỉ đồng. 

Bão Xangsane năm 2006 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung làm sập hơn 24.000 căn nhà, 76 người chết và mất tích, 532 người bị thương, trong đó có 37 người chết và mất tích thuần túy do bão số còn lại bị chết do mưa, lũ sau bão, phần lớn là trẻ em, mà nguyên nhân là do bất cẩn gây ra tổng thiệt hại ước tính lên tới 10.000 tỉ đồng - tương đương gần 677 triệu USD. 

Bão Ketsana năm 2009 gây mưa lớn và lũ rất cao trên những con sông ở miền Trung và Tây Nguyên, làm sập 9.770 căn nhà, thiệt hại 14.000 tỉ đồng. Bão Sơn Tinh năm 2012 đổ bộ vào miền Bắc, may thay chỉ khiến 8 người chết và 3 người mất tích, nhưng là cơn bão có đường đi phức tạp, khó dự báo nhất từ trước đến nay, gây thiệt hại về kinh tế lên tới 11.000 tỉ đồng.

  Quan trắc các yếu tố khí tượng tại trạm Sơn La.

Trận lũ lụt lớn nhất trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ xảy ra năm 1971, do mưa lớn sau bão trên lưu vực các sông Thao, sông Lô và sông Đà đổ dồn về sông Hồng. Mực nước sông Hồng ngày 20.8.1971 lên đến 14,13 m ở Hà Nội, gây vỡ 400km đê ở 3 địa điểm, nhấn chìm 250.000ha hoa màu, làm 594 người chết và ảnh hưởng đến 3 triệu dân. Trận lũ này đã gây thiệt hại 537 triệu đồng (thời giá năm 1971), bằng 5,7% tổng sản phẩm toàn miền Bắc. 

Tại miền Bắc còn có một số trận lũ lụt lớn khác diễn ra vào các năm 1945, 1969 và 1996. Lũ năm 1945 là trận lũ lớn thứ 2 trong thế kỷ XX tại đồng bằng Bắc Bộ. Khoảng 2 triệu người chết do lũ lụt và chết vì đói do hoa mầu bị mất.

Thật khó có thể quên được trận lũ lụt cực lớn diễn ra từ 1 - 6.11.1999 ở miền Trung Việt Nam. Trận lũ này được cho là tồi tệ nhất, hơn các lũ lịch sử năm 1886, 1924, 1953 và 1983, làm 825 người chết, nhiều khu vực bị ngập 2 - 4m, quốc lộ 1A bị ngập 2m và giao thông Bắc - Nam bị gián đoạn trong nhiều ngày, thiệt hại ước tính 380 triệu USD, gây hậu quả rất nặng nề và lâu dài về xã hội, kinh tế và môi trường ở các tỉnh miền Trung. Tại ĐBSCL, trận lũ lịch sử xảy ra năm 2000, diễn biến phức tạp với hai đỉnh kế tiếp nhau kết hợp với thời kỳ triều cường (4,05 - 4,16m) trong cuối tháng 9 - đầu tháng 10 đã làm tăng mức độ ngập lụt. 

Thời gian duy trì mực nước tại Tân Châu trên 4,5m là 56 ngày, khiến 448 người chết, 5 triệu người bị ảnh hưởng, ước tính thiệt hại khoảng 285 triệu USD. Chỉ một năm sau, năm 2001 tại ĐBSCL lại xảy ra 1 trận lũ lụt nghiêm trọng khác làm 539 người chết, 219 người bị thương, hàng triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 300 triệu USD. Trung bình tại ĐBSCL khoảng 4 - 6 năm lại xảy ra một trận lũ lụt được xếp vào hạng lớn.

Diễn biến lũ quét trong vài chục năm trở lại đây ở Việt Nam có xu hướng ngày càng nghiêm trọng. Tính trung bình trong thời kỳ 1990-2010, mỗi năm có khoảng 12 trận lũ quét xảy ra. Điển hình như trận lũ quét ở Lào Cai đêm 8.8.2008 đã khiến 88 người thiệt mạng. Thôn Tùng Chỉn (huyện Bát Xát) hoàn toàn bị xóa sổ, với 22 người bị vùi lấp, cuốn trôi. Hai thành phố lớn hai đầu đất nước đều là nạn nhân của ngập lụt đô thị. 

Trận ngập lụt năm 2008 là trận lụt lịch sử tại Hà Nội với lượng mưa kỷ lục trong hơn 100 năm gần đây. Ít nhất 20.000 đã phải sống trong nước ngập. Cuối tháng 10, 11 và đầu tháng 12.2013, triều cường tại TPHCM vượt mức báo động 3, gây úng ngập nghiêm trọng ở các vùng ven sông, kênh rạch và vùng trũng. Ngày 20.10.2013, đỉnh triều 1,68m - đạt mức lịch sử trong 61 năm qua. Một số biện pháp tình thế khi ấy đã được sử dụng như đặt 1.200 van ngăn triều tại các cửa xả bố trí 40 trạm bơm công suất 1.000m3 - 8.000m3/giờ.

  Thắp hương trước mộ đồng chí Hoàng Văn Nghĩa - một liệt sĩ của trạm Khí tượng Hải văn Trường Sa, đã hy sinh và được an táng trên đảo Trường Sa lớn.

Hạn hán là thiên tai đứng thứ 3 về mức độ gây thiệt hại chỉ sau bão và lũ. Mùa mưa cuối năm 1997 kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm trên 1 tháng, tiếp đó 6 tháng đầu năm 1998 lượng mưa rất thấp, bình quân chỉ đạt từ 30 - 70 % so với cùng kỳ năm trước. Tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL từ tháng 3 đến tháng 6 hầu như không mưa, Trung bộ không có mưa từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8. 

Cả nước mất trắng 120.000ha, thiệt hại 5.200 tỉ đồng. Năm 2004-2005, thiếu nước xảy ra trên diện rộng, mất trắng 142.300 ha, tổng thiệt hại 2.420 tỉ, gần 1 triệu ha lúa và hoa màu của thiếu nước, hơn 300.000 gia súc thiếu nước uống, gần 1.680.000 dân thiếu nước sinh hoạt. Hạn hán năm 2010, mất trắng hàng trăm ngàn ha, thiệt hại 2.500 tỷ.

Đợt rét đậm, rét hại (tháng 1, 2 năm 2008) và đợt nắng nóng gay gắt (tháng 6, 7 năm 2010) được chọn làm trường hợp điển hình vì đây là đợt rét/nóng lịch sử ở Việt Nam cả về mức cực trị nhiệt độ lẫn thời gian kéo dài kỷ lục, dẫn tới mức độ thiệt hại rất nghiêm trọng. 

Đợt rét năm 2008 kéo chưa từng thấy, tới 38 ngày. Băng tuyết xuất hiện ở các tỉnh vùng núi cao và kéo dài trong nhiều ngày. 15 tỉnh miền núi phía Bắc và 6 tỉnh miền Trung có trên 52.000 con trâu bò, hơn 100.000 ha lúa và mạ đông xuân chết vì rét. Một số bệnh liên quan đến thời tiết như viêm đường hô hấp cấp tính, tai biến mạch máu não, hạ thân nhiệt do lạnh ở một số bệnh viện tăng lên 10-20%. 

Đặc biệt, số ca tai biến mạch máu não tăng 11-19%. Do hiện tượng El Nino hoạt động mạnh, kéo dài từ tháng 10 năm 2009 đến giữa tháng 5 năm 2010, trong tháng 6-7.2010 đã xuất hiện 2 đợt nắng nóng kéo dài tại Bắc Bộ và Trung Bộ, nhiệt độ cao nhất có nơi lên tới trên 42°C. 

Đợt nắng nóng diện rộng này là đợt gay gắt nhất trong chuỗi số liệu quan trắc được và nhiều nơi vượt giá trị lịch sử, khiến hàng trăm nghìn ha lúa, màu, cây công nghiệp thiếu nước tưới, hàng chục nghìn ha lúa ở Trung Bộ và Tây Nguyên mất trắng. Nếu như năm 1997 tại Việt Nam có 7 đợt nắng nóng thì đến 2012 đã tăng lên 18 đợt.

Hướng tới một xã hội có sức chống chịu

Các cơn bão có xu hướng giảm về số lượng nhưng tăng về cường độ mạnh. Số ngày và số đợt nắng nóng dự tính sẽ tăng trên hầu hết các khu vực, nhất là khu vực miền Trung. Tần suất mưa lớn trên diện rộng dự tính sẽ tăng trong thế kỷ 21 ở nhiều vùng của Việt Nam, làm tăng rủi ro sạt lở đất ở các khu vực miền núi. Các đợt hạn nặng đã và đang xuất hiện nhiều hơn ở nhiều nơi, đặc biệt là hạn cực khắc nghiệt, có thể xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn ở hầu hết các vùng khí hậu của Việt Nam. Vào khoảng các năm 2050, 2070, 2100 mực nước biển có thể sẽ dâng cao 33cm, 45cm rồi 1m. 

Trong trường hợp nước dâng cao 1m, chỉ riêng nguyên nhân đất ngập cũng làm giảm sản lượng lương thực của Việt Nam đến 12%, tức là khoảng 5 triệu tấn. TS Nguyễn Thọ Nhân - tác giả cuốn “Biến đổi khí hậu và năng lượng” (NXB Tri Thức, 2009), khẳng định rằng, chắc chắn nước biển sẽ dâng cao, một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI, đó không còn là những dự đoán của tương lai mà đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Tôi cũng đã có dịp được đọc một nghiên cứu về hậu quả nước biển dâng của Viện Dầu khí cho thấy, kho xăng dầu Nhà Bè do nằm sát sông Sài Gòn và Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau do địa hình chung khu vực thấp (0,5 - 1m) nên vào năm 2050 có thể bị cô lập giao thông và trở thành ốc đảo.

Theo SREX Viet Nam, hiểm họa thiên tai và cực đoan khí hậu có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia nếu nhìn từ góc độ kinh tế và quản trị. Việt Nam đứng thứ tư trong bảng dự báo đa hiểm họa từ nay tới năm 2030. Về ước tính số lượng di dân toàn cầu do thiên tai, với hơn 1 triệu người phải di dời trong giai đoạn 2008-2012, Việt Nam đứng thứ 17 trong 82 quốc gia có nhiều người phải di dời nhất. Trong hơn 30 năm qua, tại Việt Nam, bình quân mỗi năm thiên tai gây thiệt hại về kinh tế vào khoảng 1,5 % GDP. 

Những người dễ bị tổn thương bởi thiên tai và cực đoan khí hậu thường là những người nghèo, sản xuất nông nghiệp thường bị tác động mạnh và vì thế, ảnh hưởng tới sinh kế của họ. Trong trường hợp thiên tai xảy ra, họ có ít cơ hội để có thể tạo lập được một sinh kế mới, trở thành người nghèo đói do nguyên nhân xã hội, như mất việc, bệnh tật hay nguyên nhân tự nhiên, như mất mùa hoặc mất tài sản. Báo cáo SREX Viet Nam đưa ra mệnh đề về điều mà chúng ta cần trong tương lai là “Hướng tới một xã hội bền vững và có sức chống chịu”, có lẽ khó có thể có cách diễn đạt nào chính xác hơn.

TS Bùi Minh Tăng nguyên là GĐ Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương, ông làm việc trong ngành từ năm 1976, sau khi nghỉ hưu cách đây ít lâu, ông vẫn tiếp tục công việc của mình tại trung tâm này với chức danh chuyên gia cao cấp. Ông cho rằng, dù khí hậu tác động đến con người từ lâu lắm rồi, có khí quyển là có thiên tai, nhưng những quan trắc và ghi chép bài bản mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ XVIII ở các nước tiền công nghiệp châu Âu. 

Ở nhiều nước giầu, biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề chính trị chứ không còn là khoa học thuần túy, trong khi đó nhiều nước nghèo thậm chí đến tận ngày nay vẫn còn chưa tiến hành quan trắc. 70 năm qua nhiệt độ ở Việt Nam thay đổi rất mạnh, tăng 0,7 - 0,8oC trong vòng chưa đến 1 thế kỷ, ở tất cả các vùng trong cả nước. Các quy luật mùa bị phá vỡ. Mùa xuân giờ như ngắn lại, mùa hè như dài ra. Khi nóng thì rất nóng, khi lạnh thì rất lạnh. Các cực trị thay đổi, bão nhiều lên ở một số vùng. Lượng mưa ở Việt Nam giảm, nhưng đã mưa lại rất lớn, hoặc không mưa lại hạn khốc liệt.

“Các chuyên gia cấp cao của trung tâm dự báo cũng giống như các bác sĩ hội chẩn nhiều năm kinh nghiệm” - ông Tăng so sánh. “Mình không có khả năng tính toán khí hậu cho năm sau. Chỉ là xác suất, chỉ có thể đoán tháng sau cao hay thấp hơn giá trị chuẩn trung bình, thế thôi. Trời chuyển lạnh thì dễ dự báo, mưa lại cực khó dự báo. Có lần mây đen ùn ùn kéo đến nhưng không hề mưa. Lại có lần ngoài trời mưa tầm tã, mà đài báo không mưa, trong khi bản tin đó do Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn phát đi. 

Chuyển động trong không khí rối và hỗn loạn nên rất khó dự báo. Dù có đặt thêm bao nhiêu trạm quan trắc cũng không thể đoán định chính xác được vì sao tại phố Tràng Tiền thì mưa mà phố Hàng Trống ngay bên cạnh thì lại nắng. Có người hỏi tôi, tết này lạnh hay nóng? Làm sao tôi biết được, trước 1 tuần hay 10 ngày thì may ra còn có thể. Con người không thể nắm bắt hết được các phản ứng của thời tiết, do đó hoạt động dự báo thường hết sức cân não. Dự báo đúng thì chả ai khen, sai thì... Dự báo khí tượng thủy văn là một ngành cực khó và cực nghèo” - ông Tăng chia sẻ.

Viết thêm

Khoảng 10 năm trước, tôi có dịp gặp Trần Văn Lưu ở bờ biển Thắng Lộc (Ngư Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa). Năm ấy, anh Lưu 43 tuổi, cao gầy, mắt sáng quắc, gấu quần lấm bùn, kể rằng, một buổi trưa cuối tháng 6.1989, hàng chục tàu, thuyền của Ngư Lộc đang đánh cá trên biển Đông thì gặp bão. Suốt buổi chiều hôm đó, cả nhà anh Lưu ra bờ biển đợi cha. Nhá nhem tối, có một số tàu, thuyền cập bến, Lưu lao tới và nhận ra cha mình đang kiệt sức: “Bà con chết và bị thương nhiều quá con ơi! Tất cả là do thiếu thông tin từ đất liền”. 

Sau trận bão này, anh Lưu đã lặn lội khắp nơi tìm mua 1 hệ thống đài phát sóng băng tần thấp. Mất nhiều tháng mày mò, nghiên cứu lắp ráp, cuối tháng 9.1989, hệ thống thông tin liên lạc loại 1 băng gồm 1 máy phát hiệu TUBOR 2400 MKII, công suất 3W đi vào hoạt động. Bán kính phát sóng của hệ thống này khoảng 5km (tức là từ bờ biển Ngư Lộc ra đến đảo Nẹ). Từ ấy, anh vừa sửa điện tử kiếm cơm vừa dự báo thời tiết cho bà con đi biển, tình nguyện không một đồng lương, cứu được nhiều người nhưng cũng nhiều lần bị nhiễm sóng điện từ mạnh đến ngất xỉu ngay bên bàn máy. Trần Văn Lưu là một câu hỏi khó với tôi khi ấy: Dự báo thời tiết là việc của cơ quan công quyền, sao người dân cũng phải xắn tay áo tham dự vào như vậy?

Sau đó ít lâu, tôi có dịp bước chân vào một trạm khí hậu thực thụ. Trạm khí hậu Tam Đảo quay hướng chính Bắc, lụp xụp nằm mục trong gió sương, phía sau mảnh vườn quan trắc có kích cỡ 10×10m phẳng gần như tuyệt đối. Khó mà nhìn thấy trạm nhỏ này, thường lẫn trong mầu xanh ẩm ướt của sương núi và cây rừng, nếu không có 2 cột máy đo gió trắng toát nhô lên, khe khẽ quay. 

Một con chó, 1 con gà mái ấp, 1 con gà chọi và 4 con gà thịt - thành viên mới được mua về, quanh quẩn kiếm ăn trong vườn su su rậm rịt bò lan trên các cọc nứa. Quả cầu pha lê to cỡ trái bưởi đo nhật quang ký sáng một cách kỳ lạ giữa mảnh vườn quan trắc này, trong một ngày Tam Đảo thưa mây. Tôi lại có thêm một câu hỏi rằng, sao lại có một ngành nghèo như vậy vẫn tồn tại trong cuộc đời này?

Hạnh - nhân viên của Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia, có trụ sở tọa lạc ngay bên hông Nhà hát Lớn (Hà Nội), nói với tôi rằng, ngành này nghèo lắm. Chẳng có giao tiếp xã hội như những ngành nghề khác, vì xã hội không kết nối với mình làm gì. Nhiều người phải làm thêm đủ thứ việc, từ trồng cấy, chăn nuôi, thậm chí khâu giầy để có thêm tiền trang trải sinh hoạt. 

Hạnh cũng không phải là ngoại lệ, cô đã làm trong ngành khí tượng thủy văn này gần 20 năm, nhưng thu nhập chỉ có chừng 4 triệu đồng lương Nhà nước trả. Tôi đã đọc một số tài liệu và hiểu rằng, người làm khí tượng - thủy văn chắt chiu từng chút tư liệu của quá khứ để có được bức tranh toàn cảnh phục vụ cho công tác dự báo. 

Chẳng hạn, họ ghi chép lại cẩn thận từ chính sử hiện tượng nước sông dâng cao 7 thước tràn vào hồ Điền Triệt nơi Lý Nam Đế đóng quân trong tháng Tám, năm Bính Dần (546) hiện tượng sấm sét đánh mấy trăm tiếng vỡ những khối đá to dài đến mấy trượng khi Cao Biền vào phủ lỵ đắp thành Đại La - tháng Mười một, năm Ất Dậu (865) hiện tượng nước triều lên khi Ngô Quyền đánh quân nhà Hán ở sông Bạch Đằng - tháng Mười hai, năm Mậu Tuất (938)... 

Trong thời hiện đại, ngành khí tượng - thủy văn có công trạng lớn đối với sự phát triển đất nước. Nền tảng của ngành được tính từ đầu thế kỷ XX, trên cơ sở một mạng lưới trạm “thưa thớt và ít ỏi” do người Pháp xây dựng. 8 năm chiến tranh phá hoại ác liệt ở miền Bắc, có gần 40% tổng số trạm quan trắc đã bị bắn phá, có trạm bị bắn phá hàng chục lần như Bạch Long Vĩ, Hòn Gai, Hòn Dấu, Pha Đin, Cửa Tùng, Đò Đao, Cửa Cấm, Thủy văn Phủ Lý… 20 quan trắc viên đã hi sinh dưới làn bom đạn, nhưng không có trạm nào gián đoạn công việc. 

Vậy nên người trong ngành nói không hề ngoa rằng, có những trang số liệu đang khai thác hôm nay đã phải trả bằng máu, theo đúng nghĩa đen của nó. Thực tế, trong cuộc sống thường nhật hôm nay, dự báo thời tiết đã trở thành một trong những bản tin được đông đảo người dân quan tâm hàng đầu.

Tạm biệt TS Bùi Minh Tăng và Hạnh, tôi bước ra khỏi Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương. Tăng cường khả năng chống chịu trước hiểm họa thiên nhiên là điều lớn nhất mà tôi học hỏi được. Trước tương lai vô thường, có lẽ “Trông trời, trông đất, trông mây / Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm / Trông cho chân cứng, đá mềm…” vẫn là một trong số những câu ca dao đáng ghi nhớ nhất mà người xưa để lại.

Theo Laodong.com.vn

Bình luận (FB account):

  Back to Prev Quay lại
* Mục lục tin:
id_10534 (#<i>16154</i>) Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai (29/10/2015)
id_10463 (#<i>7820</i>) Sài Gòn lại chìm trong sương mù (13/10/2015)
id_10386 (#<i>7644</i>) Tăng cường năng lực dự báo để giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu (25/9/2015)
id_10337 (#<i>7716</i>) El Nino mạnh nhất từ trước đến nay (15/9/2015)
id_10318 (#<i>7761</i>) El Nino 2015 giống đến kỳ lạ với đỉnh điểm 1997 (10/9/2015)
id_10308 (#<i>9303</i>) Thời tiết khắc nghiệt, thì tương lai khó lường (8/9/2015)
id_10274 (#<i>8497</i>) El Nino mạnh kỷ lục, mùa đông năm nay ít rét (31/8/2015)
id_10000 (#<i>9089</i>) Ninh Thuận dốc toàn lực chống đại hạn (16/6/2015)
id_9930 (#<i>7778</i>) Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó BĐKH (28/5/2015)
id_9696 (#<i>10517</i>) Mưa đá xuất hiện ở Lào Cai (13/3/2015)  Back to Page 1  Next to Page 3

Mục tin khác:

ThoitietVietnam.VN
[Tin tức-Sự kiện] [Dự báo thời tiết] [Happy Weekend]
[Thời tiết sân bay] [Biến đổi khí hậu] [Động đất-Sóng thần] [Phổ biến kiến thức]
[Sản phẩm và dịch vụ] [Giải pháp e-Weather] [Ảnh-Video-Multimedia] [Bản đồ Web]
[Bản đồ biển Đông] [GRIB/BUFR-Demo] [Aurie-18E Demo] [Dự báo MM5] [RAMS-VNU Demo]
free counters
Tin nổi bật
  • BẢN TIN THỜI TIẾT HÀNG NGÀY QUA Facebook Thoitiet (time-line)

    (62105)
  • BẢN TIN THỜI TIẾT KTTV HÀNG NGÀY Facebook Thoitiet (time-line)

    (103717)
  • BẢN TIN THỜI TIẾT HÀNG KHÔNG Facebook Thoitiet (time-line)

    (25283)
  • NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT THÁNG 7 NĂM 2017 (12127)
  • Bản đồ NOAA, Nhiệt độ khu vực Châu Á-Vietnam tháng 5/2017 & MUSIC (30090)
  • Đăng ký thành viên ThờiTiết.NET (Online REG) (32130)
  • BẢN TIN CẬP NHẬT VỀ HIỆN TƯỢNG ENSO VÀ TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (12920)
  • PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP TRONG ỨNG PHÓ THIÊN TAI (15426)
  • VIdeo Clip: Vanessa Mae-The Red Hot Tour, Live at the Royal Albert Hall (22238)
  • KỸ NĂNG DỰ BÁO THỜI TIẾT – HOW TO FORECAST THE WEATHER? (16395)
  • LUẬT KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (19358)
  • Album Gặp gỡ ICT Mậu Tuất 2018 (41806)
  • VIdeo Clip: Mozart Sonata in C Major and others (28582)
  • Ảnh các icons cho Cut and Paste Decors (Version 2) (19430)
  • Message from M. Jarraud, “World Meteorological Day 2015 – Climate knowledge for climate action” (19185)
  • Một số video về cơn bão Kalmaegi (20795)
  • Nhiệt độ bề mặt biển trên toàn thế giới trong 5 năm qua! (18918)
  • Typhoon Clips for Review and Evaluation (19613)
  • Video clip ve Tsunami (NOAA) (25945)
  • EL NIÑO/LA NIÑA (17037)
  • Super Typhoon Haiyan - CNN (22093)
  • Hải Yến là một trong 4 siêu bão khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại (31019)
  • Music (and Weather) Collection by Nguyen Viet Trung (Dec 2012) (23709)
  • El Niño / La Niña (16745)
  • Ô nhiễm môi trường và video khiến cả thế giới im lặng (31890)
  • Hệ thống giám sát mực nước tự động Scada-H/Scada-X sử dụng công nghệ GSM/openGIS (48893)
  • Google Earth/Sky/Mars 3D Visualization (37358)
  • Tuyển tập Cơ sở dữ liệu Bão trên bản đồ Google Map (61195)
  • GIỚI THIỆU HỆ THỐNG HYDROSYS-VN (32263)
  • Dự báo 3 ngày bằng mô hình RAMS (DEMO) (36429)
  • Bản tin thời tiết hiện tại tại sân bay (METAR bulletin) (54611)
  • Triển khai thành công hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng Hàng không Gia Lâm (KTHK-net 3.0) (58972)
  • Bản tin triều-ngập lụt

    Thời tiết thường thức
    id_12254 (#<i>15426</i>) PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP TRONG ỨNG PHÓ THIÊN TAI (20/3/2017)
    id_12237 (#<i>16395</i>) KỸ NĂNG DỰ BÁO THỜI TIẾT – HOW TO FORECAST THE WEATHER? (14/3/2017)
    id_11382 (#<i>15543</i>) Nghị định 38/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khí tượng Thủy văn (10/6/2016)
    id_11094 (#<i>19358</i>) LUẬT KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (25/3/2016)  Back to Page 1  Next to Page 3

    Music ON - Stop
    Theo Bạn, kênh thời tiết nào hữu ích trên Internet?
    Thời tiết qua Email
    Tin nhắn (SMS)
    Qua website
    Không cần thiết
    [ Xem KQ ]
    Quảng bá Logos
    UOW Alumni Chapter of Vietnam Du bao theo RAMS-VNU RAMS-model Technoaid Vietnam CIFPEN









    Tin thời tiết
    Tin bão

    Trở về đầu trang Tro ve dau trang 

    Số trực tuyến: 2039
    Hôm nay: 2039-Hôm qua: 0
    Tháng 4: 2039
    Tổng số truy nhập
    31,560,654
    No# of News: 9,244
    No# of readings: 62,090,415
    Max Reading News: ,208,795
     

    ThoitietVietnam.VN
    Copyright 2004-2013 All Rights Reserved - Tổng hợp từ Internet
    Phát triển bởi InteCom - Technoaid Vietnam - Powered by MVC-Web CMS 1.2
    Trụ sở: Số 72 Ngõ 95/8, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội - Tel: 04-35641864 - Fax: 04-35641865
    thoitietnet@gmail.com - info@thoitiet.net - intecom@minhviet.com.vn - minhvietsoft@yahoo.com